Anh em Thành Lộc – Bạch Long: Người đi xe sang có nhà riêng, người ở nhà thuê ăn cơm hộp
Mỹ Linh 123 Sao - Mạng xã hội nghệ sĩ và fans Mỹ Linh 123 Sao - Mạng xã hội nghệ sĩ và fans
Hiện tại, nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc đã có nhà riêng, xe sang thì NS Bạch Long vẫn ở nhà thuê và ăn cơm hộp.

Không phải hai số phận là Thành Lộc – Bạch Long trở nên xa cách, ngược lại, cả hai đều vô cùng tôn trọng và thương yêu nhau dù nghệ sĩ Bạch Long không có may mắn ở cùng cha mẹ từ bé. “Tôi rất quý và tôn trọng anh Long vì anh là một người bất hạnh khi không được sống chung với ba mẹ. Còn tôi thì lại là đứa suốt ngày bị bệnh cho nên lúc nào cũng nhận được sự chăm sóc, chiều chuộng.” – NS Thành Lộc tâm sự.
Chung một dòng máu nhưng từ khi còn bé, hai anh em sống xa nhau. Lý do là vì ba mẹ không nuôi được con trai. Người con đầu mất, Bạch Long là con trai thứ 2, gia đình sợ nên gửi cho người cô ruột gần nhà nuôi. Thành Lộc may mắn hơn khi được giữ lại dù trước đó anh cũng đã trải qua một lần “thập tử nhất sinh” vì bệnh. Nhưng để được ở trong nhà, anh phải giả gái và lấy một cái tên khác là Thành Tâm nhằm tránh điềm gở. Còn Bạch Long thì dù biết gia đình nhưng vẫn phải sống bên ngoài và gọi cha mẹ bằng anh hai, chị hai.

“Nhà tôi ở một cái đình, phải băng qua một ngõ hẻm mới đến được nhà bà cô. Cũng không xa lắm nên tôi vẫn cứ chạy sang chơi với anh Long hoài. Anh Long không ở cùng nhà nhưng gia đình lúc nào cũng quan tâm đến anh. Tôi vẫn nhớ, mấy chị khi đi sắm đồ Tết hằng năm cho gia đình cũng vậy, tôi có cái gì là anh Long cũng có được cái đó. Rồi mỗi lần ba chở anh chị em đi sở thú đều chở anh theo cùng hết. Nên anh Long là con tuy xa mà gần xịt là vậy.”
Còn đối với Bạch Long, anh và người em trai “giả mệnh nữ” để qua cơn nạn này tuy không sống cùng nhau vẫn vô cùng thân thiết, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Gia đình tôi là một gia đình theo kiểu xưa. Hồi nhỏ, tôi thích đọc truyện cổ tích và lúc nào cũng ghi nhớ: “Mình làm anh thì mình phải luôn nhường nhịn, bảo vệ em mình!”. Quan niệm đó theo cả hai anh em Thành Lộc – Bạch Long đến tận bây giờ.

Nói về kỷ niệm, có lẽ ngày còn nhỏ, những trò nghịch ngợm là đáng nhớ nhất. “Tôi nhớ, ngày còn nhỏ, anh Long cưng tôi lắm.” – NS Thành Lộc chia sẻ. Có thể nói, gánh hát ngày xưa là nơi ở của gia đình. Ba của hai nghệ sĩ thì cho Bạch Long đi hát, còn mấy anh chị em trong nhà còn lại thì không. Tối đến cứ bắt học, ông sợ con nít mà ham hát quá sẽ học dốt.
“Hằng đêm, tôi nhìn thấy anh Long mặc đồ quân sĩ đứng hầu mà khoái lắm, thèm lắm! Mấy lần tôi xin anh Long cho tôi đứng chung. Anh cũng sợ anh Hai (tức là cha của hai người – pv) la, nhưng thấy tôi thích quá nên anh làm liều. Anh là người làm tuồng (vẽ mặt) cho tôi chứ ai. Thích lắm. Khi ba ra hát, vừa dòm thấy tôi là ông đã hết sức ngạc nhiên. Còn tôi thì run lên từng chập vì sợ ăn đòn. Vừa xong vở là ba lấy cây roi mây ra rượt tôi chạy té khói. Nhắc lại kỷ niệm này tôi vẫn còn thấy vui đến giờ.”

Khi còn đi học, vốn ốm yếu nên NS Thành Lộc hay bị một đứa trong trường ăn hiếp. Lộc ấm ức đi mách anh Bạch Long, thế là nam nghệ sĩ quyết định bênh vực em trai, đi “xử” người ta. “Tôi đánh nó rồi bảo: “Này, không được ăn hiếp em của tao nữa nhé!”. Lúc nào tôi cũng muốn mình là một người anh có thể bảo vệ được em mình. Thấm thoát mà đã mấy chục năm rồi.” – Bạch Long trải lòng.
Có thể nói, nếu như kể về số phận thì Bạch Long có một cuộc đời buồn hơn hẳn Thành Lộc. Vì toàn tâm với cải lương nên khi nhóm Đồng Ấu Bạch Long tan rã và bộ môn nghệ thuật này hết ăn khách, anh cũng không còn nơi hoạt động. Là một người nổi tiếng bất ngờ trắng tay khiến anh chao đảo.

Trong khi cậu em Thành Lộc thì ngày càng thành công với sân khấu kịch nói. Bốn năm trời thất nghiệp là cả một khoảng thời gian đầy khốn khó của anh. Cũng trong khoảng thời gian này, Thành Lộc đã tặng cho anh trai mình một chiếc xe mới để đi làm thay cho chiếc xe đang sử dụng đã quá cũ kỹ. Sau đó, Bạch Long đã về chung sân khấu với em mình nhưng lại không phải từ lời mời của cậu em trai nổi tiếng.
“Lộc không phải là người mời tôi về Idecaf. Tôi hiểu nỗi khổ của Lộc mà. Lộc rất sợ người ta nói ra nói vào nếu như mời anh ruột Bạch Long – nghệ sĩ cải lương tuồng cổ về một sân khấu kịch.” Bạch Long trải lòng, anh rất hiểu nỗi niềm của em mình, là một nghệ sĩ cải lương, anh không đảm bảo sẽ làm tốt vai trò khi ở Idecaf, sân khấu của em trai. Lỡ như không thành công thì người ta nhìn NS Thành Lộc bằng cặp mắt khác. Người mà tôi mang ơn nhất là anh đạo diễn Hùng Lâm – người đã nhắc đến tên NS Bạch Long khi sân khấu này thiếu người diễn. “Tôi từng bảo: ”Nếu không có anh thì tôi tự vẫn chết rồi!”.

Nói về nỗi niềm này, nghệ sĩ Thành Lộc từng chia sẻ, anh không trực tiếp đứng ra mời anh trai về sân khấu nhưng anh đợi cho giám đốc đứng ra mời. “Để một giám đốc công ty nghệ thuật mời anh Long là thể hiện sự tôn trọng tài năng của anh ấy hơn là để một thằng em ruột mời anh ấy về chứ.” Thứ nhất là để cho NS Bạch Long không sĩ diện, chạm từ ái, thứ hai để chứng minh “ông Lộc ổng là phó giám đốc nên ổng lôi anh ruột của ổng về”.
Nghệ sĩ Thành Lộc mong muốn khi Bạch Long về với Idecaf là vì tài năng của anh ấy và giám đốc nhận thấy thích hợp với nơi này chứ không phải vì anh ấy là anh trai của Thành Lộc.

Cuộc sống hiện tại nếu như Bạch Long vẫn vui vẻ và thoải mái khi ở nhà thuê và ăn cơm hộp, cô đơn lẻ bóng sau nhiều thập kỷ. Nam nghệ sĩ cũng tâm sự rằng điều tiếc nuối nhất chính là bỏ lỡ tuổi xuân. “Giá như hồi đó làm ra tiền nhiều, tôi có một bóng hồng yêu mình, giữ tiền cho mình chắc giờ tôi không khổ vậy”
Khi nhận được những câu hỏi về chuyện khi khó khăn sao không nhờ em trai. NS Bạch Long thoải mái chia sẻ: “Tính tôi ngộ lắm, tôi không muốn làm phiền ai hết, kể cả người thân của mình. Những lúc quá đuối tôi cũng không kể cho Lộc nghe. Từ nhỏ tôi đã không sống chung với gia đình. Tôi biết em mình đang gánh nặng. Nó đã gánh nặng mà mình nhảy vào, nó phải gánh luôn phần mình nữa sao, tôi không thích điều đó” – nghệ sĩ Bạch Long trải lòng.

Nghe kể về cuộc đời của nghệ sĩ Bạch Long, nhiều người cảm thấy xót xa. Ông từng có khoảng thời gian cống hiến hết mình cho nghệ thuật, đáng tiếc lại không may mắn như nhiều người. Hiện Bạch Long công tác tại sân khấu kịch IDECAF và trường Sân Khấu Điện Ảnh TP.HCM.
Ảnh: Tổng hợp